Subscribe:

Ads 468x60px

Saturday, June 18, 2016

Đâu là quyền hạn của Tổ trưởng sản xuất

Quyền hạn luôn gắn liền với trách nhiệm, để có thể làm tròn trách nhiệm công việc ở một vị trí, mỗi cá nhân phải có một quyền hạn nhất định: Một CEO không thể điều hành doanh nghiệp nếu không có quyền hạn ra quyết định, điều hành hoạt động.  Một giám đốc nhân sự của Doanh nghiệp sẽ không thể nào đảm bảo được nguồn nhân lực của Doanh nghiệp nếu không có quyền hạn trong việc quyết định: Tuyển dụng bao nhiêu? Tuyển dụng những người thế nào? Chương trình huấn luyện đào tạo ra sao?...
Như chúng ta đã biết, tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi việc lớn nhỏ trong tổ sản xuất của mình. Từ việc đảm bảo trang thiết bị sẵn sàng hoạt động khi vào ca sản xuất, đảm bảo các thành viên trong tổ đến đúng giờ, điểm danh công nhân trực tiếp trên tổ, giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất...Đến việc người chịu trách nhiệm về năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo thời gian giao hàng đúng quy định, chiu trách nhiệm đến cuối cùng sản phẩm chuyền mình làm ra, giao nộp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch. Chịu trách nhiệm sử dụng lao động đảm bảo: đúng công việc, đủ năng lực, và công bằng để công nhân có mức thu nhập hợp lý. Phải căn cứ vào khả năng lao động, tay nghề của công nhân để bố trí công việc trên từng công đoạn dựa thiết kế chuyền của Phòng KTCN. Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về việc nhận và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.
Từ những điều kể trên, nhận thấy rằng trách nhiệm trên vai tổ trưởng sản xuất không hề đơn giản chút nào. Để làm tròn những trách nhiệm ấy, người tổ trưởng sản xuất có những quyền hạn gì? Đó là:
  • Thường xuyên tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất để sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của tổ sản xuất mình. Bên cạnh đó kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; xét khen thưởng và kỷ luật đối với công tác KTAT-BHLĐ của chi nhánh, đội, phân xưởng...
  • Có quyền từ chối nhận người lao động nếu xét thấy không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong tổ và báo cáo kịp thời với các cấp lãnh đạo để xử lý.
  • Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở; lập và duyệt các phương án thiết kế, phương án thi công và biện pháp an toàn; tham gia nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các thiết bị, vật tư… thuộc phạm vi được phân cấp.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa các tổ viên, đảm bảo sao cho các công nhân cảm thấy thoải mái và chuyên tâm hoàn thành công việc được giao.

Làm tổ trưởng sản xuất khó hay dễ?
Đó là một công việc đòi hỏi rất nhiều kĩ năng chuyên môn cũng như kĩ năng mềm trong việc quản trị con người nhưng nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tổ trưởng sản xuất ý thức được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Nếu còn lăn tăn về những vấn đề ấy, hãy đến với khóa học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM với đội ngũ giảng viên tâm quyết sẽ phần nào giải quyết những vướng mắc, giải tỏa những nỗi lo, cung ứng những giải pháp và trang bị những kỹ năng để người đảm trách vai trò Tổ trưởng sản xuất.
------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178 848 - 35 178 849

Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực của Tổ trưởng sản xuất

Trong quản trị sản xuất hiện nay, tổ sản xuất đóng vai trò lớn trong mắc xích  tạo nên thành công của Doanh nghiệp. Là đơn vị tạo ra hàng hoá sản phẩm, dịch vụ và còn là nơi tác động trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của công nhân.
Đảm bảo chất lượng, khối lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đúng hạn và một loạt các công việc liên quan đến tổ sản xuất… nhiệm vụ này được đặt lên vai các tổ trưởng sản xuất. Tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước cấp trên, là người nắm vững các quy trình vận hành, quy trình thao tác, xử lý sự cố và hơn thế nữa họ hiểu rất rõ về khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng tổ viên để có thể phân công công việc thật hợp lý, đảm bảo đạt năng suất và hiệu quả cao nhất cho tổ sản xuất cũng như góp phần đạt được mục tiêu của công ty đề ra.
Một thực tế chung cho thấy rằng, hiện nay ở nhiều Doanh nghiệp, tổ trưởng sản xuất thường xuất phát từ công nhân nên không thể nào tránh khỏi sự vấp váp trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn. Họ thường là những người công nhân tốt, làm việc siêng năng, cống hiến hết mình cho công ty và được cân nhắc lên làm tổ trưởng. Việc quản trị điều hành tại tổ sản xuất là khâu hết sức quan trọng nhưng cũng là khâu quản lý hết sức phức tạp, bởi vì quản lý tại đơn vị cơ sở chủ yếu là quản lý con người, bao gồm từ việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng, tạo động lực, kiểm tra đánh giá năng lực kết quả làm việc của nhân viên trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố sản xuất và kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên tổ trưởng sản xuất thường chỉ quản lý theo bản năng và luôn trăn trở cho những câu hỏi:
  • Làm thế nào để giúp phát huy hết điểm mạnh cũng như hỗ trợ, khắc phục các điểm yếu giữa các thành viên trong tổ sản xuất?
  • Làm thế nào để quản lý công nhân mình theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ trong sản xuất?
  • Điều hành công nhân thế nào khi có những sự cố xảy ra trong vấn đề sản xuất?
Ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình quản lý thì việc chú trọng phát triển kĩ năng mềm cũng không kém phần quan trọng để “thu phục lòng người”. Sự kết hợp nhịp nhàng của các tổ viên dưới tài lãnh đạo chuyên nghiệp của tổ trưởng sản xuất chắc chắn sẽ đem lại thành công vượt bậc cho Doanh nghiệp.
Chính vì những lẽ trên, việc nâng cao kiến thức tổng quan quản lý cho các tổ trưởng sản xuất để trực tiếp thúc đẩy tăng năng xuất - thu nhập và tiết kiệm chi phí là khâu quan trọng của chiến lược nhân sự hoàn hảo nhằm củng cố và nâng cao năng lực của tổ trưởng sản xuất.
Đến với Khóa học “Tổ trưởng Sản xuất chuyên nghiệp” của Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM để cùng các chuyên gia của SAM với những kinh nghiệm thực tiễn tại các nhà máy, xí nghiệp hàng đầu sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng hữu ích nhất về vai trò của tổ trưởng sản xuất và làm thế nào để phát triển những kĩ cốt lõi của tổ trưởng sản xuất.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178 848 - 35 178 849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn