Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

Friday, July 22, 2016

Làm thế nào để trở thành Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

Trong một nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, vị thế của các doanh nghiệp sản xuất ngày một được củng cố và nâng cao rõ rệt. Chính vì lẽ đó, vai trò của Tổ trưởng sản xuất ngày càng được nhấn mạnh và quan tâm hơn nữa. Tổ trưởng sản xuất trong đơn vị  – một mắt xích quan trọng trong dây chuyền quản lý sản xuất – mắt xích gần gũi trực tiếp nhất với người lao động.
Với kinh nghiệm và thế mạnh về đào tạo quản trị sản xuất, Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM luôn tự hào đống hành cùng Quý công ty để mang lại chất lượng đào tạo tốt nhất góp phần bồi đắp thêm trí thức và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn từ phía các chuyên gia cho đội ngũ Tổ trưởng sản xuất trong doanh nghiệp.
Để thực hiện điều đó, trong ba ngày 15, 16, 17/07/2016 vừa qua, SAM đã tổ chức thành công Khoá học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp” và nhận được sự đánh giá cao từ phía các học viên.
Với phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp, tận tâm và sinh động của Giảng viên đã giúp các Anh/chị dễ dàng tiếp thu kiến thức đồng thời tạo được bầu không khí thoải mái, thân tình để Anh/chị mạnh dạn chia sẻ những khó khăn, trăn trở còn vướng mắc trong quá trình làm việc.
Một số hình ảnh của Khóa học:
 
 Các Anh/chị mạnh dạn chia sẻ, trao đổi cùng Giảng viên
 
 Kỹ năng trình bày vấn đề, nói chuyện trước đám đông được thực hành ngay tại lớp học
 
 Màn "sắm vai" được các Anh/chị thực hiện rất tốt
 
Kỹ năng Team-work được cụ thể hóa bằng trò chơi thú vị
Kết thúc 3 ngày học với sự đánh giá cuối khoá các tiêu chí hầu hết đều đạt 100%, điều đó cho thấy khoá học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp” đã thực sự mang lại hiệu quả đúng với kỳ vọng của các Học viên.
 
 Các Anh/chị được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học
SAM hy vọng qua 3 ngày học, Anh/chị đã trang bị cho mình những kiến thức bổ ích và quan trọng hơn hết là biết cách vận dụng nó vào thực tiễn hoạt động tại đơn vị mình.
Chúc Anh/chị công tác thật tốt!
Hy vọng các Anh/chị sẽ tiếp tục đồng hành cùng SAM trong những Khóa học kế tiếp.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

Saturday, June 18, 2016

Đâu là quyền hạn của Tổ trưởng sản xuất

Quyền hạn luôn gắn liền với trách nhiệm, để có thể làm tròn trách nhiệm công việc ở một vị trí, mỗi cá nhân phải có một quyền hạn nhất định: Một CEO không thể điều hành doanh nghiệp nếu không có quyền hạn ra quyết định, điều hành hoạt động.  Một giám đốc nhân sự của Doanh nghiệp sẽ không thể nào đảm bảo được nguồn nhân lực của Doanh nghiệp nếu không có quyền hạn trong việc quyết định: Tuyển dụng bao nhiêu? Tuyển dụng những người thế nào? Chương trình huấn luyện đào tạo ra sao?...
Như chúng ta đã biết, tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi việc lớn nhỏ trong tổ sản xuất của mình. Từ việc đảm bảo trang thiết bị sẵn sàng hoạt động khi vào ca sản xuất, đảm bảo các thành viên trong tổ đến đúng giờ, điểm danh công nhân trực tiếp trên tổ, giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất...Đến việc người chịu trách nhiệm về năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo thời gian giao hàng đúng quy định, chiu trách nhiệm đến cuối cùng sản phẩm chuyền mình làm ra, giao nộp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch. Chịu trách nhiệm sử dụng lao động đảm bảo: đúng công việc, đủ năng lực, và công bằng để công nhân có mức thu nhập hợp lý. Phải căn cứ vào khả năng lao động, tay nghề của công nhân để bố trí công việc trên từng công đoạn dựa thiết kế chuyền của Phòng KTCN. Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về việc nhận và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.
Từ những điều kể trên, nhận thấy rằng trách nhiệm trên vai tổ trưởng sản xuất không hề đơn giản chút nào. Để làm tròn những trách nhiệm ấy, người tổ trưởng sản xuất có những quyền hạn gì? Đó là:
  • Thường xuyên tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất để sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của tổ sản xuất mình. Bên cạnh đó kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; xét khen thưởng và kỷ luật đối với công tác KTAT-BHLĐ của chi nhánh, đội, phân xưởng...
  • Có quyền từ chối nhận người lao động nếu xét thấy không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong tổ và báo cáo kịp thời với các cấp lãnh đạo để xử lý.
  • Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở; lập và duyệt các phương án thiết kế, phương án thi công và biện pháp an toàn; tham gia nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các thiết bị, vật tư… thuộc phạm vi được phân cấp.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa các tổ viên, đảm bảo sao cho các công nhân cảm thấy thoải mái và chuyên tâm hoàn thành công việc được giao.

Làm tổ trưởng sản xuất khó hay dễ?
Đó là một công việc đòi hỏi rất nhiều kĩ năng chuyên môn cũng như kĩ năng mềm trong việc quản trị con người nhưng nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tổ trưởng sản xuất ý thức được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Nếu còn lăn tăn về những vấn đề ấy, hãy đến với khóa học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM với đội ngũ giảng viên tâm quyết sẽ phần nào giải quyết những vướng mắc, giải tỏa những nỗi lo, cung ứng những giải pháp và trang bị những kỹ năng để người đảm trách vai trò Tổ trưởng sản xuất.
------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178 848 - 35 178 849

Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực của Tổ trưởng sản xuất

Trong quản trị sản xuất hiện nay, tổ sản xuất đóng vai trò lớn trong mắc xích  tạo nên thành công của Doanh nghiệp. Là đơn vị tạo ra hàng hoá sản phẩm, dịch vụ và còn là nơi tác động trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của công nhân.
Đảm bảo chất lượng, khối lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đúng hạn và một loạt các công việc liên quan đến tổ sản xuất… nhiệm vụ này được đặt lên vai các tổ trưởng sản xuất. Tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước cấp trên, là người nắm vững các quy trình vận hành, quy trình thao tác, xử lý sự cố và hơn thế nữa họ hiểu rất rõ về khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng tổ viên để có thể phân công công việc thật hợp lý, đảm bảo đạt năng suất và hiệu quả cao nhất cho tổ sản xuất cũng như góp phần đạt được mục tiêu của công ty đề ra.
Một thực tế chung cho thấy rằng, hiện nay ở nhiều Doanh nghiệp, tổ trưởng sản xuất thường xuất phát từ công nhân nên không thể nào tránh khỏi sự vấp váp trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn. Họ thường là những người công nhân tốt, làm việc siêng năng, cống hiến hết mình cho công ty và được cân nhắc lên làm tổ trưởng. Việc quản trị điều hành tại tổ sản xuất là khâu hết sức quan trọng nhưng cũng là khâu quản lý hết sức phức tạp, bởi vì quản lý tại đơn vị cơ sở chủ yếu là quản lý con người, bao gồm từ việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng, tạo động lực, kiểm tra đánh giá năng lực kết quả làm việc của nhân viên trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố sản xuất và kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên tổ trưởng sản xuất thường chỉ quản lý theo bản năng và luôn trăn trở cho những câu hỏi:
  • Làm thế nào để giúp phát huy hết điểm mạnh cũng như hỗ trợ, khắc phục các điểm yếu giữa các thành viên trong tổ sản xuất?
  • Làm thế nào để quản lý công nhân mình theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ trong sản xuất?
  • Điều hành công nhân thế nào khi có những sự cố xảy ra trong vấn đề sản xuất?
Ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình quản lý thì việc chú trọng phát triển kĩ năng mềm cũng không kém phần quan trọng để “thu phục lòng người”. Sự kết hợp nhịp nhàng của các tổ viên dưới tài lãnh đạo chuyên nghiệp của tổ trưởng sản xuất chắc chắn sẽ đem lại thành công vượt bậc cho Doanh nghiệp.
Chính vì những lẽ trên, việc nâng cao kiến thức tổng quan quản lý cho các tổ trưởng sản xuất để trực tiếp thúc đẩy tăng năng xuất - thu nhập và tiết kiệm chi phí là khâu quan trọng của chiến lược nhân sự hoàn hảo nhằm củng cố và nâng cao năng lực của tổ trưởng sản xuất.
Đến với Khóa học “Tổ trưởng Sản xuất chuyên nghiệp” của Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM để cùng các chuyên gia của SAM với những kinh nghiệm thực tiễn tại các nhà máy, xí nghiệp hàng đầu sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng hữu ích nhất về vai trò của tổ trưởng sản xuất và làm thế nào để phát triển những kĩ cốt lõi của tổ trưởng sản xuất.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178 848 - 35 178 849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

Wednesday, April 6, 2016

Tổ trưởng sản xuất làm gì khi khó khăn

Vận hành quy trình sản xuất tại phân xưởng (nhà máy), ổn định số lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng đầy đủ và kịp thời đơn hàng theo nhu cầu của khách hàng … đều do các Tổ trưởng sản xuất trực tiếp đảm nhiệm nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. 

1. Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất
- Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của Chi nhánh điện, Đội, phân xưởng, .... Phân công công việc cho các tổ viên thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-     Nắm chắc tình hình thiết bị, phương thức vận hành thuộc phạm vi quản lý; chủ động giải quyết các tồn tại và phát sinh nhằm đảm bảo cho thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế và ngăn ngừa sự cố.
-     Nắm vững các quy trình vận hành, quy trình thao tác, xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ, quy trình kỹ thuật an toàn điện có liên quan đến nhiệm vụ được giao.
-     Nắm được khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng tổ viên để phân công công việc hợp lý và có hiệu quả.
-     Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ viên chấp hành đúng quy trình, quy định hiện hành về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn; quản lý và sử dụng tốt các trang thiết bị sản xuất, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và phương pháp sơ, cấp cứu người bị nạn.
-     Tổ chức huấn luyện quy trình, quy phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho từng tổ viên.
-     Tổ chức nơi làm việc ngăn nắp, khoa học, đảm bảo an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn đe dọa đến con người và thiết bị phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
-     Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời.
-     Tổ chức sinh hoạt sản xuất-an toàn hàng ngày; thực hiện kiểm tra hiện trường làm việc của các nhóm công tác để hướng dẫn và giúp đỡ các tổ viên khi cần thiết.
-     Định kỳ, tổ chức kiểm điểm và đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động tại tổ sản xuất.
-     Thực hiện chấm công hàng ngày, ghi nhật ký vận hành của Tổ sản xuất đầy đủ và chính xác.
-     Tổ chức ghi chép các số liệu, các thông số kỹ thuật, vận hành lưới điện, ... trong phạm vị quản lý theo yêu cầu của cấp trên.
-     Xây dựng thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao.
2. Cách xử lý những vấn đề khó khăn
Khi gặp các vấn đề khó khăn trong công việc , tổ trưởng sản xuất cần phải biết:
- Thao tác khó hoặc cái mà công nhận còn lúng túng , cần hướng dẫn và phân công người hướng dẫn
- Tìm ngay giải pháp để giảm thiểu khó khăn hoặc điều không thuận lợi
- Điều này sẽ minh chứng cho các tổ viên thấy rằng sự thay đổi không làm giảm thu nhập mà trái lại có thể làm tăng thu nhập
- Phát huy nhưng thuận lợi trong công việc mới để mọi người tận dụng cơ hội tăng thu nhập
Tuy nhiên khi gặp tổ viên còn kém về kỹ năng
- Đối tượng dễ bị tổn thương do kế hoach sản xuất thay đổi
- Họ tiếp thu chậm
- Không dễ thích ứng với sự thay đổi
- Tâm lý tiêu cực trước sự thay đổi đã trở thành căn bệnh mãn tính
- Tập trung huấn luyện cho tổ viên kém về kỹ năng trác nghiệp là giải pháp tích cực, song phải làm kiên trì
- Cuối cùng là thay đổi nhận thức của họ để hiểu rằng thay đổi là cơ hội để phát triển
 Ngoài ra còn phải xác định năng lực tổ viên điều hành phối hợp
- Không có tổ nào toàn những người giỏi và cũng không có tổ nào toàn những người kém
- Ai sức khỏe tốt, tiếp thu nhanh
- Ai sức khỏe kém cần phối hợp với nhau để làm tốt công việc
- Công việc nào cần hoàn thành sớm để công việc sau có thời gian làm kỹ tránh sai lỗi
- Điều hành phối hợp còn được hiểu là sự phối hợp giữa các tổ với nhau.

Monday, February 1, 2016

Nâng cao kỹ năng cho tổ trưởng sản xuất

Nâng cao kỹ năng cho tổ trưởng sản xuất


Trong một công ty sản xuất, bộ phận nhân sự cần có một chiến lược nhân sự tốt để đảm bảo sự hoạt động ổn định của dây chuyền sản xuất, trong đó không thể thiếu chương trình đào tạo, huấn luyện cho tổ trưởng sản xuất về năng lực, cũng như kỹ năng quản lý tổ sản xuất của mình.

Vì sao tổ trưởng sản xuất lại quan trọng
Trong dây chuyền sản xuất,  tổ sản xuất chính là nơi có ảnh hưởng  trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của người lao động, thu nhập cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm công ty sản xuất ra. Tổ trưởng sản xuất là những người trực tiếp quản lý, điều hành tại khu vực sản xuất trong mỗi doanh nghiệp sản xuất dù lớn hay nhỏ.

Nâng cao kỹ năng cho tổ trưởng sản xuất


Vai trò của tổ trưởng sản xuất là cực kỳ quan trọng trong quy trình đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc cũng thời hạn giao hàng đúng theo hợp đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo hạn chế tối đa những sai xót trong quá trình quản lý sản xuất cũng như vận chuyển… Chính vì vậy, việc nâng cao kỹ năng quản lý cho các tổ trưởng sản xuất, những người trực tiếp thúc đẩy tăng năng suất và tiết kiệm chi phí được coi là một sự đột phá của nhà lãnh đạo trong quá trình phát triển nhân lực trong doanh nghiệp sản xuất.

Nghiên cứu được tâm lý cũng như nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp,  trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM đã tổ chức khóa đào tạo nâng cao kỹ năng công việc cho tổ trưởng sản xuất.

Mục tiêu của khóa học nhằm giúp các tổ trưởng sản xuất hiểu rõ các nguyên tắc trong công tác tổ chức sản xuất; Cung cấp những kỹ năng tương tác, phối hợp sản xuất giữa nhà máy, phân xưởng, tổ, dây chuyền sản xuất… với các bộ phận chức năng liên quan; Áp dụng các công cụ quản lý sản xuất tiến tiến vào thực tiễn công việc quản lý sản xuất tại doanh nghiệp; Tạo điều kiện để cán bộ quản lý sản xuất tiếp cận, làm quen tiến đến sử dụng thành thạo những phần mềm hiện đại phục vụ cho việc lập kế hoạch các giai đoạn sản xuất.

tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

Friday, January 29, 2016

Khai giảng khóa học tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

Quản lý sản xuất Là lĩnh vực ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất.

Nhằm đạt các mục tiêu:
  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Quản trị sản xuất tập trung vào các vấn đề:
  • Thiết kế hệ thống sản xuất.
  • Phương pháp tổ chức sản xuất.
  • Điều hành quá trình sản xuất.
Các nhà quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến một doanh nghiệp thành công hay thất bại thông qua những quyết định đúng sai của họ.
Tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp tổ chức và điều phối các lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm; có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng môi trường lao động năng suất, chất lượng, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số tổ trưởng sản xuất thường được bổ nhiệm từ công nhân có tay nghề cao mà chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng, công cụ quản lý phục vụ yêu cầu công việc.
tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp 1

Khóa học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp”
Nằm trong chương trình đào tạo Nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất trong doanh nghiệp, bao gồm các chương trình đào tạo được tâm đắc nhất tại SAM nhằm giúp các cấp quản lý từ cấp cao đến các cấp quản lý như Quản đốc, Tổ trưởng … khóa đào tạo: Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp được SAM thiết kế và tổ chức nhằm trang bị cho cán bộ QLSX cấp cơ sở những kiến thức, công cụ, kỹ năng để hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình cũng như đáp ứng yêu cầu sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp, khóa học sẽ bắt đầu khai giảng mở lớp.

Sau khi kết thúc khóa học, các tổ trưởng sản xuất sẽ :

- Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của người tổ trưởng trong tổ chức sản xuất;
- Được trang bị các kiến thức cơ bản, cần thiết trong quản lý sản xuất hiệu quả cấp cơ sở; các kỹ năng giao tiếp trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
- Hiểu rõ và có thể áp dụng các kiến thức, công cụ đã được trang bị trong Khóa học để tự tin đề xuất các giải pháp nhằm phát hiện và giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp mình.
Từ đó giúp Doanh nghiệp có được những cách nhìn nhận toàn diện về phương thức quản lý, vận hành hiệu quả, và có sự phát triển ổn định, bền vững nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
_ Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM_

Monday, December 28, 2015

Khóa học tổ trưởng sản xuất tại công ty giấy Miền Trung

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, phân xưởng, dây chuyền sản xuất hay một công đoạn sản xuất… là khả năng sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cao nhất trong một thời gian nhất định. Trong đó vai trò của tổ trưởng sản xuất là rất quan trọng.
QTSX-27-(48)
Bộ phận sản xuất là bộ phận quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, uy tín và sự phát triển lâu dài của Doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị sản xuất là vấn đề cần thiết và quan trọng hiện nay mà hầu hết các Doanh nghiệp đều bỏ quên và chưa xem trọng.
QTSX-27-(123)
Hiểu rõ vấn đề trên, Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM liên tục khai giảng các khóa học về Năng lực giám sát, năng lực quản lý sản xuất cũng như các khóa học liên quan như nâng cao năng lực quản lý cấp trung hay lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất… để hỗ trợ các anh, chị học viên góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Mới đây nhất, vào ngày 30.11.2015 vừa qua, tại Công ty CP giấy Sài Gòn Miền Trung, khóa học tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp vừa kết thúc với sự hài lòng và đánh giá cao từ các anh, chị học viên.
QTSX-27-(41)QTSX-27-(108)
Khóa học xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc thiết lập và quản lý các đơn hàng theo tiêu chuẩn, quản lý trình tự công việc, sắp xếp quản lý các đơn hàng tồn kho một cách thông minh, tăng hiệu quả với chức năng đặt hàng tự động dựa trên nhu cầu và doanh số…
QTSX-27-(12)
Ngoài ra các anh chị học viên còn được áp dụng các tình huống thực tế vào công việc tại nhà máy, cách xử lý các tình huống cấp bách tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó các anh, chị học viên còn tham gia những trò chơi tập thể vui nhộn và vô cùng hào hứng.
QTSX-27-(117)
Trường SAM hi vọng các anh, chị sau khi kết thúc khóa học sẽ biến kiến thức trên nền tảng lý thuyết thành kinh nghiệm thực tế của riêng mỗi người. Chúc các anh, chị luôn đạt được những thành tựu tuyệt vời trong công việc. Hẹn gặp các anh, chị vào những khóa học tiếp theo.
QTSX-27-(145)
Trường Đào tạo kỹ năng quản lý SAM.