Subscribe:

Ads 468x60px

Monday, December 28, 2015

Khóa học tổ trưởng sản xuất tại công ty giấy Miền Trung

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, phân xưởng, dây chuyền sản xuất hay một công đoạn sản xuất… là khả năng sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cao nhất trong một thời gian nhất định. Trong đó vai trò của tổ trưởng sản xuất là rất quan trọng.
QTSX-27-(48)
Bộ phận sản xuất là bộ phận quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, uy tín và sự phát triển lâu dài của Doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị sản xuất là vấn đề cần thiết và quan trọng hiện nay mà hầu hết các Doanh nghiệp đều bỏ quên và chưa xem trọng.
QTSX-27-(123)
Hiểu rõ vấn đề trên, Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM liên tục khai giảng các khóa học về Năng lực giám sát, năng lực quản lý sản xuất cũng như các khóa học liên quan như nâng cao năng lực quản lý cấp trung hay lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất… để hỗ trợ các anh, chị học viên góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Mới đây nhất, vào ngày 30.11.2015 vừa qua, tại Công ty CP giấy Sài Gòn Miền Trung, khóa học tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp vừa kết thúc với sự hài lòng và đánh giá cao từ các anh, chị học viên.
QTSX-27-(41)QTSX-27-(108)
Khóa học xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc thiết lập và quản lý các đơn hàng theo tiêu chuẩn, quản lý trình tự công việc, sắp xếp quản lý các đơn hàng tồn kho một cách thông minh, tăng hiệu quả với chức năng đặt hàng tự động dựa trên nhu cầu và doanh số…
QTSX-27-(12)
Ngoài ra các anh chị học viên còn được áp dụng các tình huống thực tế vào công việc tại nhà máy, cách xử lý các tình huống cấp bách tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó các anh, chị học viên còn tham gia những trò chơi tập thể vui nhộn và vô cùng hào hứng.
QTSX-27-(117)
Trường SAM hi vọng các anh, chị sau khi kết thúc khóa học sẽ biến kiến thức trên nền tảng lý thuyết thành kinh nghiệm thực tế của riêng mỗi người. Chúc các anh, chị luôn đạt được những thành tựu tuyệt vời trong công việc. Hẹn gặp các anh, chị vào những khóa học tiếp theo.
QTSX-27-(145)
Trường Đào tạo kỹ năng quản lý SAM. 

Monday, December 21, 2015

Rung thông nhận học bổng cùng trường SAM


banner web
Giáng sinh sắp đến, bên cạnh những phần quà ý nghĩa cho gia đình và bạn bè. Hãy dành một ít thời gian cho những sở thích riêng, những dự định cá nhân, những mục tiêu còn dang dở và cho cả việc hoàn thiện những kỹ năng của bản thân. 

Thấu hiểu sự nhạy cảm, đắng đo chi tiêu trong những tháng cuối năm, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM triển khai chương trình “RUNG THÔNG, RINH HỌC BỔNG” được áp dụng cho các bạn có nhu cầu tham gia các khóa học quản lý tại SAM, với mong muốn được ưu đãi với một mức giá hợp lý, thấp nhất trong dịp Giáng sinh từ trước đến nay.

Thể lệ tham gia chương trình: 

  • Khách hàng khi đăng ký online tham gia bất kỳ các khóa học tại SAM trong thời gian từ 23/12/2015 đến hết ngày 7/1/2016, bộ phận CSKH tại SAM sẽ gửi một Voucher, kèm theo mã Code ngẫu nhiên có giá trị từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ từ địa chỉ Email mà khách hàng đã đăng ký. 
  • Voucher có giá trị càng cao khi Khách hàng nhanh tay đăng ký khóa học tại SAM càng sớm.
  • Giá trị voucher được giảm trực tiếp vào học phí của một trong những khóa học đang mở hoặc các khóa học sẽ khai giảng trong năm tới.
Bên cạnh các Voucher giảm giá, trong quá trình tham gia khóa học, các bạn sẽ được “RUNG THÔNG” và may mắn nhận những phần quà hấp dẫn như:
  • Voucher Buffet các món ăn vặt.
  • Hotdeal chăm sóc sắc đẹp tại spa.
  • Voucher caffe.
  • Vé xem phim miễn phí
  • ...
Hãy cùng SAM tận hưởng những giây phút Giáng sinh tuyệt vời của những ngày cuối năm này nhé!

ĐĂNG KÝ NGAY




  _Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM_

Thursday, December 17, 2015

Tổ trưởng sản xuất trong quản trị sản xuất

Sản xuất là ngành nghề trụ cột của nền kinh tế của một quốc gia. Để phát triển bền vững thì sản xuất chính là mấu chốt cho câu hỏi đó. Vậy sản xuất là làm gì?
Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.
Bộ phận sản xuất nắm giữ vai trò nòng cốt đối với việc sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường của Doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người quản lý sản xuất không chỉ nắm vững kỹ thuật chuyên môn mà còn phải điều hành và quản lý công việc có hệ thống mới đạt được hiệu quả trong công việc. Do đó, ngày nay các Doanh nghiệp đều chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ Tổ trưởng sản xuất, Giám sát… đặc biệt là đội ngũ đi lên từ những lao động có tay nghề cao nhưng lại thiếu kỹ năng quản lý.

Tại sao cần quản trị sản xuất

Bạn đang là chủ doanh nghiệp hay chủ của một cơ sở sản xuất nhỏ hay bạn đang có những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Điều đó chắc chắn rằng bạn đã nghe hoặc biết đến hoặc biết rất rõ về khái niệm quản trị sản xuất và tầm quan trọng của nó. Vậy tại sao bạn cần phải quản trị sản xuất.
- Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
- Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
pdm-large
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh của mình. Kinh doanh điều quan trọng và tạo được ưu thế cạnh tranh nhất đó là giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này việc đầu tiên quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Và đó cũng chính là vai trò của quản trị sản xuất cũng như là nhà quản trị lĩnh vực quản trị sản xuất.
Có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của Doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho Doanh nghiệp. Ngược lại, nếu quản trị không tốt sẽ làm cho Doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.

Khóa học quản lý sản xuất

Bao gồm các chương trình đào tạo được tâm đắc nhất tại SAM, là thế mạnh trong đào tạo của SAM nhằm giúp các cấp quản lý từ cấp cao đến các cấp quản lý như Quản đốc, Tổ trưởng …trong Doanh nghiệp có được những cách nhìn nhận toàn diện về phương thức quản lý, vận hành hiệu quả, từ đó giúp Doanh nghiệp có sự phát triển ổn định, bền vững, tăng khả năng cạnh tranh.

Thursday, December 10, 2015

Chiến lược thương hiệu trong doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu sẽ xác định hướng đi của một doanh nghiệp, mọi nỗ lực về chiến thuật sẽ không cứu vãn được một sai lầm chiến lược. Nhìn chung, các chiến lược thương hiệu thường được hình thành ở một trong ba cấp độ:
  • Tập đoàn
  • Đơn vị kinh doanh 
  • Bộ phận chức năng.
Trong đó, cấp độ đơn vị kinh doanh là phân đoạn chủ yếu diễn ra sự cạnh tranh trong ngành. Trong các lý thuyết về chiến lược thương hiệu thì lý thuyết về chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter được chấp nhận nhiều hơn cả. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh, bao gồm: năng lực thương lượng của người cung ứng, nguy cơ bị thay thế, nguy cơ từ đối thủ mới, năng lực thương lượng của khách hàng và cường độ cạnh tranh trong ngành.

Năm yếu tố này được ông biểu diễn trong sơ đồ sau: Sơ đồ về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter
• Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm như là: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, Sự khác biệt của các nhà cung cấp, Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp, Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
• Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng, Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
• Nguy cơ đến từ những người gia nhập mới thể hiện ở các yếu tố: Các lợi thế chi phí tuyệt đối, Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, Chính sách của chính phủ, Tính kinh tế theo quy mô, Các yêu cầu về vốn, Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh, Khả năng tiếp cận với kênh phân phối, Khả năng bị trả đũa, Các sản phẩm độc quyền.
• Năng lực thương lượng của khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả, Số lượng người mua, Thông tin mà người mua có được, Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, Tính nhạy cảm đối với giá, Sự khác biệt hóa sản phẩm, Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế, Động cơ của khách hàng.
• Cường độ cạnh tranh thể hiện ở: Mức độ tập trung của ngành, Sự khó khăn khi rút ra khỏi ngành, Chi phí cố định/giá trị gia tăng, trình trạng tăng trưởng của ngành, trình trạng dư thừa công suất, Khác biệt giữa các sản phẩm, Các chi phí chuyển đổi, Tính đặc trưng của thương hiệu hàng hóa, Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, trình trạng sàng lọc trong ngành.

Michael Porter đã xác định ba chiến lược chung có thể áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chung phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa các điểm mạnh của mình, đồng thời tự bảo vệ để chống lại các ảnh hưởng nhằm ngăn chặn của năm lực lượng thị trường nói trên. Nếu yếu tố quyết định đầu tiên đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là sức hấp dẫn của lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, thì yếu tố quan trọng thứ hai là vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Ngay cả khi hoạt động trong một ngành có khả năng sinh lợi thấp hơn mức trung bình, nhưng các doanh nghiệp có vị thế tối ưu thì vẫn có thể tạo ra mức lợi nhuận rất cao. Mỗi công ty tự xác định vị trí cho mình trong lĩnh vực đang hoạt động bằng cách tận dụng các ưu thế sẵn có của mình. Michael Porter cho rằng các ưu thế của một doanh nghiệp bất kỳ sẽ luôn nằm ở một trong hai khía cạnh: lợi thế chi phí và sự khác biệt hóa sản phẩm. Bằng cách áp dụng những ưu thế này, các công ty sẽ theo đuổi ba chiến lược chung: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa sản phẩm và tập trung. Các chiến lược này được áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh.

Chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu
Chúng được gọi là các chiến lược chung vì chúng không phụ thuộc vào bất cứ một doanh nghiệp hay một ngành nào. Bảng sau đây minh họa các chiến lược chung của Porter: Bảng các chiến lược chung trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter Chiến lược dẫn đầu về chi phí Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, hoặc sẽ bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm thị phần. Trường hợp cuộc “chiến tranh giá cả” diễn ra, công ty vẫn có thể duy trì một mức lãi nhất định, trong khi các đối thủ cạnh tranh buộc phải chịu thua lỗ. Ngay cả khi không có sự xung đột hay mâu thuẫn về giá cả, ngành kinh tế này phát triển, mở rộng và giá giảm xuống, thì những công ty có khả năng giữ mức chi phí sản xuất thấp hơn vẫn có thể thu lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Chiến lược dẫn đầu về chi phí này thường được áp dụng cho những thị trường rộng lớn. Doanh nghiệp có thể dựa vào một số phương thức để chiếm ưu thế về chi phí bằng cách cải tiến hiệu quả của quá trình kinh doanh, tìm cơ hội tiếp cận với nguồn nguyên liệu lớn có giá bán thấp, thực hiện việc chuyển công đoạn kinh doanh ra nước ngoài một cách tối ưu và ra các quyết định sát nhập theo chiều dọc, hoặc giản lược một số chi phí không thật cần thiết. Nếu các đối thủ cạnh tranh không có khả năng cắt giảm chi phí đến mức tương tự, thì doanh nghiệp có thể duy trì ưu thế cạnh tranh của mình dựa trên sự dẫn đầu về chi phí.