Subscribe:

Ads 468x60px

Monday, December 28, 2015

Khóa học tổ trưởng sản xuất tại công ty giấy Miền Trung

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, phân xưởng, dây chuyền sản xuất hay một công đoạn sản xuất… là khả năng sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cao nhất trong một thời gian nhất định. Trong đó vai trò của tổ trưởng sản xuất là rất quan trọng.
QTSX-27-(48)
Bộ phận sản xuất là bộ phận quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, uy tín và sự phát triển lâu dài của Doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị sản xuất là vấn đề cần thiết và quan trọng hiện nay mà hầu hết các Doanh nghiệp đều bỏ quên và chưa xem trọng.
QTSX-27-(123)
Hiểu rõ vấn đề trên, Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM liên tục khai giảng các khóa học về Năng lực giám sát, năng lực quản lý sản xuất cũng như các khóa học liên quan như nâng cao năng lực quản lý cấp trung hay lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất… để hỗ trợ các anh, chị học viên góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Mới đây nhất, vào ngày 30.11.2015 vừa qua, tại Công ty CP giấy Sài Gòn Miền Trung, khóa học tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp vừa kết thúc với sự hài lòng và đánh giá cao từ các anh, chị học viên.
QTSX-27-(41)QTSX-27-(108)
Khóa học xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc thiết lập và quản lý các đơn hàng theo tiêu chuẩn, quản lý trình tự công việc, sắp xếp quản lý các đơn hàng tồn kho một cách thông minh, tăng hiệu quả với chức năng đặt hàng tự động dựa trên nhu cầu và doanh số…
QTSX-27-(12)
Ngoài ra các anh chị học viên còn được áp dụng các tình huống thực tế vào công việc tại nhà máy, cách xử lý các tình huống cấp bách tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó các anh, chị học viên còn tham gia những trò chơi tập thể vui nhộn và vô cùng hào hứng.
QTSX-27-(117)
Trường SAM hi vọng các anh, chị sau khi kết thúc khóa học sẽ biến kiến thức trên nền tảng lý thuyết thành kinh nghiệm thực tế của riêng mỗi người. Chúc các anh, chị luôn đạt được những thành tựu tuyệt vời trong công việc. Hẹn gặp các anh, chị vào những khóa học tiếp theo.
QTSX-27-(145)
Trường Đào tạo kỹ năng quản lý SAM. 

Monday, December 21, 2015

Rung thông nhận học bổng cùng trường SAM


banner web
Giáng sinh sắp đến, bên cạnh những phần quà ý nghĩa cho gia đình và bạn bè. Hãy dành một ít thời gian cho những sở thích riêng, những dự định cá nhân, những mục tiêu còn dang dở và cho cả việc hoàn thiện những kỹ năng của bản thân. 

Thấu hiểu sự nhạy cảm, đắng đo chi tiêu trong những tháng cuối năm, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM triển khai chương trình “RUNG THÔNG, RINH HỌC BỔNG” được áp dụng cho các bạn có nhu cầu tham gia các khóa học quản lý tại SAM, với mong muốn được ưu đãi với một mức giá hợp lý, thấp nhất trong dịp Giáng sinh từ trước đến nay.

Thể lệ tham gia chương trình: 

  • Khách hàng khi đăng ký online tham gia bất kỳ các khóa học tại SAM trong thời gian từ 23/12/2015 đến hết ngày 7/1/2016, bộ phận CSKH tại SAM sẽ gửi một Voucher, kèm theo mã Code ngẫu nhiên có giá trị từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ từ địa chỉ Email mà khách hàng đã đăng ký. 
  • Voucher có giá trị càng cao khi Khách hàng nhanh tay đăng ký khóa học tại SAM càng sớm.
  • Giá trị voucher được giảm trực tiếp vào học phí của một trong những khóa học đang mở hoặc các khóa học sẽ khai giảng trong năm tới.
Bên cạnh các Voucher giảm giá, trong quá trình tham gia khóa học, các bạn sẽ được “RUNG THÔNG” và may mắn nhận những phần quà hấp dẫn như:
  • Voucher Buffet các món ăn vặt.
  • Hotdeal chăm sóc sắc đẹp tại spa.
  • Voucher caffe.
  • Vé xem phim miễn phí
  • ...
Hãy cùng SAM tận hưởng những giây phút Giáng sinh tuyệt vời của những ngày cuối năm này nhé!

ĐĂNG KÝ NGAY




  _Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM_

Thursday, December 17, 2015

Tổ trưởng sản xuất trong quản trị sản xuất

Sản xuất là ngành nghề trụ cột của nền kinh tế của một quốc gia. Để phát triển bền vững thì sản xuất chính là mấu chốt cho câu hỏi đó. Vậy sản xuất là làm gì?
Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.
Bộ phận sản xuất nắm giữ vai trò nòng cốt đối với việc sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường của Doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người quản lý sản xuất không chỉ nắm vững kỹ thuật chuyên môn mà còn phải điều hành và quản lý công việc có hệ thống mới đạt được hiệu quả trong công việc. Do đó, ngày nay các Doanh nghiệp đều chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ Tổ trưởng sản xuất, Giám sát… đặc biệt là đội ngũ đi lên từ những lao động có tay nghề cao nhưng lại thiếu kỹ năng quản lý.

Tại sao cần quản trị sản xuất

Bạn đang là chủ doanh nghiệp hay chủ của một cơ sở sản xuất nhỏ hay bạn đang có những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Điều đó chắc chắn rằng bạn đã nghe hoặc biết đến hoặc biết rất rõ về khái niệm quản trị sản xuất và tầm quan trọng của nó. Vậy tại sao bạn cần phải quản trị sản xuất.
- Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
- Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
pdm-large
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh của mình. Kinh doanh điều quan trọng và tạo được ưu thế cạnh tranh nhất đó là giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này việc đầu tiên quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Và đó cũng chính là vai trò của quản trị sản xuất cũng như là nhà quản trị lĩnh vực quản trị sản xuất.
Có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của Doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho Doanh nghiệp. Ngược lại, nếu quản trị không tốt sẽ làm cho Doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.

Khóa học quản lý sản xuất

Bao gồm các chương trình đào tạo được tâm đắc nhất tại SAM, là thế mạnh trong đào tạo của SAM nhằm giúp các cấp quản lý từ cấp cao đến các cấp quản lý như Quản đốc, Tổ trưởng …trong Doanh nghiệp có được những cách nhìn nhận toàn diện về phương thức quản lý, vận hành hiệu quả, từ đó giúp Doanh nghiệp có sự phát triển ổn định, bền vững, tăng khả năng cạnh tranh.

Thursday, December 10, 2015

Chiến lược thương hiệu trong doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu sẽ xác định hướng đi của một doanh nghiệp, mọi nỗ lực về chiến thuật sẽ không cứu vãn được một sai lầm chiến lược. Nhìn chung, các chiến lược thương hiệu thường được hình thành ở một trong ba cấp độ:
  • Tập đoàn
  • Đơn vị kinh doanh 
  • Bộ phận chức năng.
Trong đó, cấp độ đơn vị kinh doanh là phân đoạn chủ yếu diễn ra sự cạnh tranh trong ngành. Trong các lý thuyết về chiến lược thương hiệu thì lý thuyết về chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter được chấp nhận nhiều hơn cả. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh, bao gồm: năng lực thương lượng của người cung ứng, nguy cơ bị thay thế, nguy cơ từ đối thủ mới, năng lực thương lượng của khách hàng và cường độ cạnh tranh trong ngành.

Năm yếu tố này được ông biểu diễn trong sơ đồ sau: Sơ đồ về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter
• Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm như là: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, Sự khác biệt của các nhà cung cấp, Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp, Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
• Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng, Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
• Nguy cơ đến từ những người gia nhập mới thể hiện ở các yếu tố: Các lợi thế chi phí tuyệt đối, Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, Chính sách của chính phủ, Tính kinh tế theo quy mô, Các yêu cầu về vốn, Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh, Khả năng tiếp cận với kênh phân phối, Khả năng bị trả đũa, Các sản phẩm độc quyền.
• Năng lực thương lượng của khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả, Số lượng người mua, Thông tin mà người mua có được, Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, Tính nhạy cảm đối với giá, Sự khác biệt hóa sản phẩm, Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế, Động cơ của khách hàng.
• Cường độ cạnh tranh thể hiện ở: Mức độ tập trung của ngành, Sự khó khăn khi rút ra khỏi ngành, Chi phí cố định/giá trị gia tăng, trình trạng tăng trưởng của ngành, trình trạng dư thừa công suất, Khác biệt giữa các sản phẩm, Các chi phí chuyển đổi, Tính đặc trưng của thương hiệu hàng hóa, Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, trình trạng sàng lọc trong ngành.

Michael Porter đã xác định ba chiến lược chung có thể áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chung phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa các điểm mạnh của mình, đồng thời tự bảo vệ để chống lại các ảnh hưởng nhằm ngăn chặn của năm lực lượng thị trường nói trên. Nếu yếu tố quyết định đầu tiên đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là sức hấp dẫn của lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, thì yếu tố quan trọng thứ hai là vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Ngay cả khi hoạt động trong một ngành có khả năng sinh lợi thấp hơn mức trung bình, nhưng các doanh nghiệp có vị thế tối ưu thì vẫn có thể tạo ra mức lợi nhuận rất cao. Mỗi công ty tự xác định vị trí cho mình trong lĩnh vực đang hoạt động bằng cách tận dụng các ưu thế sẵn có của mình. Michael Porter cho rằng các ưu thế của một doanh nghiệp bất kỳ sẽ luôn nằm ở một trong hai khía cạnh: lợi thế chi phí và sự khác biệt hóa sản phẩm. Bằng cách áp dụng những ưu thế này, các công ty sẽ theo đuổi ba chiến lược chung: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa sản phẩm và tập trung. Các chiến lược này được áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh.

Chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu
Chúng được gọi là các chiến lược chung vì chúng không phụ thuộc vào bất cứ một doanh nghiệp hay một ngành nào. Bảng sau đây minh họa các chiến lược chung của Porter: Bảng các chiến lược chung trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter Chiến lược dẫn đầu về chi phí Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, hoặc sẽ bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm thị phần. Trường hợp cuộc “chiến tranh giá cả” diễn ra, công ty vẫn có thể duy trì một mức lãi nhất định, trong khi các đối thủ cạnh tranh buộc phải chịu thua lỗ. Ngay cả khi không có sự xung đột hay mâu thuẫn về giá cả, ngành kinh tế này phát triển, mở rộng và giá giảm xuống, thì những công ty có khả năng giữ mức chi phí sản xuất thấp hơn vẫn có thể thu lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Chiến lược dẫn đầu về chi phí này thường được áp dụng cho những thị trường rộng lớn. Doanh nghiệp có thể dựa vào một số phương thức để chiếm ưu thế về chi phí bằng cách cải tiến hiệu quả của quá trình kinh doanh, tìm cơ hội tiếp cận với nguồn nguyên liệu lớn có giá bán thấp, thực hiện việc chuyển công đoạn kinh doanh ra nước ngoài một cách tối ưu và ra các quyết định sát nhập theo chiều dọc, hoặc giản lược một số chi phí không thật cần thiết. Nếu các đối thủ cạnh tranh không có khả năng cắt giảm chi phí đến mức tương tự, thì doanh nghiệp có thể duy trì ưu thế cạnh tranh của mình dựa trên sự dẫn đầu về chi phí.

Saturday, November 7, 2015

Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp trong sản xuất

Vận hành quy trình sản xuất tại phân xưởng (nhà máy), ổn định số lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng đầy đủ và kịp thời đơn hàng theo nhu cầu của khách hàng … đều do các Tổ trưởng sản xuất trực tiếp đảm nhiệm  nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Do vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết cho Tổ trưởng sản xuất là yêu cầu thiết yếu cho mỗi doanh nghiệp.
 Hiện nay, nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của Tổ trưởng sản xuất trong việc điều hành phân xưởng nên lơ là và ít quan tâm trong vấn đề đào tạo. Đây chính là điểm ‘hở sườn’ trong tiến trình xây dựng và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
  Để cạnh tranh và phát triển bền vững, doanh nghiệp ngày càng phải áp dụng nhiều hệ thống quản lý như: ISO 9001: 2008; ISO 14001: 2004, Manufacturing (LM)… Để có thể vận hành được các hệ thống quản lý trên, việc đào tạo năng lực và kỹ năng quản lý cho Tổ trưởng sản xuất được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng năng suất – chất lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
textile factory
Thực tế chỉ ra rằng, Tổ trưởng sản xuất phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như:
-          Còn hạn chế về năng lực chuyên môn.
-          Thời gian làm việc tại phân xưởng luôn là gánh nặng với họ.
-          Mỗi tổ trưởng thường quản lý khoảng từ 10 – 15 công nhân.
-          Giám sát toàn diện công nhân trong nhà máy từ sức khỏe, quy phạm, chất lượng, khối lượng, kỹ năng thao tác…
Từ những khó khăn này, việc nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý cho họ là thực sự cần thiết. Qua kinh nghiệm nhiều năm đào tạo Tổ trưởng sản xuất cho các doanh nghiệp, SAM nhận thấy cần phải có quy trình đào tạo phù hợp, cụ thể:
-          Khảo sát công việc của tổ trưởng sản xuất.
-          Lập kế hoạch và nội dung đào tạo.
-          Thực hiện đào tạo và tương tác trực tiếp.
-          Đánh giá kết quả, tìm điểm chưa phù hợp.
-          Đào tạo, bồi dưỡng tiếp theo.
 Để đào tạo Tổ trưởng sản xuất giỏi cần nhiều thời gian, kiên nhẫn, cầm tay chỉ việc kỹ lưỡng, lý giải bằng lời lẽ thuyết phục để họ thấy đúng, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên trong công việc hàng ngày. Theo đó, khóa học ” Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp ” tại SAM chuẩn bị khai giảng 6.11.2015 ( 6 buổi) với nội dung sát với nhu cầu thực tế của Doanh Nghiệp, khóa học sẽ xây dựng vững chắc nền kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao  cho các học viên bên cạnh hướng dẫn các kỹ năng mềm trong phong cách quản lý chuyên nghiệp.
Khi kết thúc khóa học, trở về với công việc hằng ngày, các tổ trưởng sản xuất sẽ cảm thấy tự tin và không còn sợ đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra tại phân xưởng Doanh nghiệp.
quan-ly-chat-luong
 Tổ trưởng sản xuất là thành phần quan trọng của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Sự trưởng thành và trung thành của họ là yếu tố quan trọng với bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Nuôi dưỡng và phát triển những Tổ trưởng sản xuất giỏi thành cán bộ quản lý cấp cao là phương pháp cần thiết trong hoạch định nhân sự. Nó  trở thành động lực cho các Tổ trưởng sản xuất đương nhiệm trong doanh nghiệp nổ lực hết khả năng của mình.
Theo trường SAM.Gợi ý: 
>> Các khóa học khác
>> Tháng ưu đãi tri ân ngày phụ nữ Việt Nam 20.10

Tuesday, September 29, 2015

Trường SAM - Chương trình ưu đãi đặc biệt mừng ngày 20 tháng 10


Nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập “Ngày Phụ Nữ Việt Nam” (20/10/1930 – 20/10/2015), Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM kính chúc tất cả các chị em phụ nữ luôn luôn trẻ khỏe, xinh đẹp và thành công trong cuộc sống.

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với xã hội là không ai bác bỏ, với mong muốn tri ân sự hi sinh lặng thầm của họ – một nửa kia của Thế Giới, đồng thời khích lệ tinh thần “giỏi việc nước, đảm việc nhà” và ủng hộ luật bình đẳng giới tính, Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM triển khai chương trình “Đồng hành cùng tri thức phụ nữ Việt” được áp dụng rộng rãi tới các khách hàng NỮ khi tham gia đăng ký các khóa học tại SAM từ 01 – 31/10.

CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI

Khi đăng ký tham gia các khóa học tại SAM từ ngày 01 đến 30 tháng 10 năm 2015, các khách hàng NỮ sẽ nhận được các ưu đãi sau:



       Đối với khách hàng NỮ đã từng học tại SAM

-  Giảm trực tiếp 1.000.000 VNĐ học phí tham dự.
-  Tặng VOUCHER trị giá 500.000 VNĐ khi kết thúc khóa học

 Đối với khách hàng NỮ  lần đầu đăng ký khóa học tại SAM
-  Giảm trực tiếp 500.000 VNĐ học phí tham dự.
-  Tặng VOUCHER trị giá 500.000 VNĐ khi kết thúc khóa học

ĐẶC BIỆT

GIẢM 1.000.000 VNĐ CHO KHÁCH HÀNG NỮ KHI ĐĂNG KÝ TỪ 2 KHÓA HỌC TRỞ LÊN  


ĐĂNG KÝ NGAY 






LIÊN HỆ


Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM

285 Phan Xích Long - P. 7 - Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (08)35 178848 – 35178849

Email: info@sam.edu.vn, tuvan@sam.edu.vn 

Website: www.sam.edu.vn








Tuesday, September 22, 2015

Bài học kinh nghiệm của các CEO Việt để giữ chân người tài

BizLIVE - Trong giai đoạn khó khăn, trà Tâm Châu cần 200 tỷ đồng để phát triển. Vị giám đốc đã chia sẻ điều đó với tất cả nhân viên, sáng hôm sau nhân viên đem 198 sổ hồng đến cho Tâm Châu mượn. Chính môi trường làm việc thế nào mới khiến cho họ sẵn sàng mang cả tài sản cá nhân đến đóng góp cho doanh nghiệp.

Phải tạo ra luật chơi để nhân tài phát triển
“Tôi có một sinh viên đoạt giải nghiên cứu cấp bộ, rồi học tiếp thạc sĩ kinh tế, nhưng sau đó lại bỏ tất cả để làm… lương y. Hỏi anh vì sao lại bỏ tất cả sự nghiệp học hàng nghiên cứu để đi làm nghề lương y? Anh nói vì… vợ anh chọn”.
Ông Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch kiêm giám đốc công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win Win đã kể hai câu chuyện rất thật như thế, để chứng minh rằng môi trường tinh thần và vật chất là yếu tố quyết định để giữ chân người tài.
“Dựa kết quả khảo sát của chúng tôi, nhân viên chỉ đóng góp 60% năng lực thực sự của  mình, 25% thời gian họ giành cho giải quyết việc riêng. Khác biệt giữa Bắc và Nam là ngoài Bắc nếu trả lương 10 triệu họ chỉ làm để được 9 triệu thôi, còn miền Nam họ phải cố gắng làm để trả được 15 triệu. Muốn tạo ra môi trường để con người ở đó phát triển, phải nhìn nhận ra được giá trị của họ. Phải hiểu từng con người và tạo ra luật chơi để chính nhân tài phát triển, thành công rực rỡ, khi giải quyết được câu hỏi này sẽ giữ chân được nhân tài.
Các diễn giả tham gia Hội thảo “Thu hút, giữ chân nhân tài và phát triển đội ngũ kế thừa trong doanh nghiệp” sáng 18/9.
 
Để hiểu một con người, từng trưởng phòng, giám đốc bộ phận phải là một mắt xích kết nối với lãnh đạo, giống như mô hình bán hàng đa cấp vậy, thấy được điểm mạnh của họ và giao việc dựa trên điểm mạnh đó, giúp họ đạt được mục tiêu và có niềm vui thực sự.
Một sản phẩm hoàn hảo đến lúc nào đó sẽ lỗi thời, một người lãnh đạo dù giỏi đến đâu cũng đến lúc lỗi thời, nhưng một công ty không được phép lỗi thời, muốn thế phải tạo ra những thế hệ nhân tài kế tiếp nhau để tạo nên sự trường tồn”, ông Đỗ Thanh Năm chia sẻ.
Ông Đào Hoài Bắc, chuyên gia quản trị doanh nghiệp, giảng viên trường SAM phân tích những hạn chế của người Việt: “Trong một doanh nghiệp luôn tồn tại ba thế hệ, nhưng nếu không ai chịu ai thì không làm việc được. Doanh nghiệp Việt Nam muốn minh bạch nhưng không làm được vì… sợ. Đối xử với người mới như con dê non vậy, ban đầu cho ăn cỏ non, sau đó vài tháng cho ăn…rơm! Phát triển sao được. Phải tạo ra công việc thú vị, thách thức, đãi ngộ xứng đáng. Tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến, thăng tiến về tri thức, về chức vụ. Môi trường văn hóa phải tốt và minh bạch, tìm hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu, sự ổn định của hệ thống… gói gọn trong ba yếu tố: Cam kết đối với nhân tài, phải có năng lực, phải đóng góp”.
Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc CTCP Giấy Sài Gòn, từng điều hành doanh nghiệp 20 năm nay, khởi đầu 30 công nhân, giờ 2000 nhân viên, doanh thu 2.000 tỷ đồng chia sẻ kinh nghiệm rất thực của cá nhân mình.
Ông Vị cho biết, 10 năm trước gặp tổng giám đốc tập đoàn lớn của Úc chia sẻ vấn đề nhân sự. Sau khi nghe ông một hồi thấy không khác gì Việt Nam, cũng xáo trộn, cũng mất mát. Doanh nghiệp nào cũng vậy, vấn đề con người phải đi trước, kinh doanh sẽ theo sau. Từng doanh nghiệp phải có sáng tạo riêng để xây dựng chiến lược, chiến thuật phù hợp. Chẳng có công thức nào đúng với tất cả mọi người.
“Tôi cũng đã từng sai lầm về nhân sự. Mình tưởng tuyển ông giám đốc nhân sự về thay cho ông ấy là an tâm, thực sự sai. Người làm nhân sự tốt nhất phải là ông chủ công ty, hiểu được mong muốn của công ty, sau đó các bộ phận chuyên môn sẽ phản biện, để tìm ra những con người cần thiết”, ông Vị cho biết.
“Bản thân tôi thế hệ đời đầu, cực khổ, gian nan, phải trả giá mới có được kinh nghiệm, để hiểu tận gốc vấn đề nhân tài. Không chiến thắng nào bằng chiến thắng con người, điều đó mang lại giá trị lớn lắm. Với tôi nhân tài là người có thể đem lại giá trị hiệu quả cho công ty”, ông Vị cho biết thêm.
Theo ông Vị, nhân tài không thiếu, làm sao để họ phát huy mới là vấn đề. Nhân tài thường cá tính, nhất là bộ phận marketing, quyền lợi thì không biết bao nhiêu cho vừa, phải xét trên quan điểm của từng cá nhân xem nhu cầu của họ thực sự là gì? Trong cuộc chơi biến động nhân sự hiện nay, phải sống chung với nó, xem chuyện đến và đi là bình thường.
Ngay cả nước Nhật cũng phải thay đổi quan điểm về nhân tài, không ai có thể làm với mình suốt đời. Có những doanh nghiệp không có tiền nhiều, làm sao để nhân viên chia sẻ với doanh nghiệp? Phải có đặc thù, bản sắc, triết lý  riêng để giữ được những người mong muốn. Nhân sự trong khối bán hàng của tôi có nhiều thay đổi, nhưng 20% nhân vật quan trọng cần phải giữ. Nếu giữ được cán bộ cấp trung ổn định thì khi biến động vẫn giữ được ổn định.
“Để duy trì được nhiều thế hệ người tài trong một doanh nghiệp, nếu ngày xưa tôi đúc kết được điều đó sẽ không bị phạm sai lầm đáng tiếc. Phải nhận diện và quyết tâm bổ trợ cho thế hệ trẻ mới làm được điều này. Rõ ràng văn hóa công ty phải hướng đến sự hành xử, lớp trẻ thường ít kiên nhẫn và muốn thay đổi, để giữ chân rất khó. Có điều lạ khi công ty khó khăn chút thì điều hành dễ hơn, khi có của ăn có để lại dòm ngó tỵ nạnh nhau. Đây là thuộc tính xấu của người Việt”, ông Vị phân tích.
Làm sao đặt ra phương pháp quản lý thỏa mãn nhiều thành phần trong công ty? Khối ở nhà máy, sản xuất và khối gián tiếp làm sao kiểm soát được họ? “Công ty tôi chấp nhận đầu tư công cụ phần mềm để quản lý con người, muốn thế phải có dữ liệu, phải đầu tư, và có phần mềm”, ông Vị cho biết.
Tìm nhân tài ở đâu?
Ông Đào Hoài Bắc nhấn mạnh đến môi trường những người cùng học, cùng làm với nhân tài. Nếu nhân viên thụ động quá phải giao chỉ tiêu cao hơn từ từ thôi để họ bớt thụ động đi. Phòng kinh doanh phải dứt khoát giao doanh số. Việc luân chuyển nhân tài phải được chuẩn bị cả năm trời, có quy trình rõ ràng, giao việc mới phải hướng dẫn tận tình, đánh giá được năng lực người mình sắp nhận.
Ông Đào Hoài Bắc, chuyên gia quản trị doanh nghiệp, giảng viên Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM.
 
Ông Đỗ Vũ Trung, Phó tổng giám đốc Công ty Diana lại rất quan tâm tới việc chuyển giao thế hệ: “Thương vụ M&A của Diana được tạp chí châu Á đánh giá thương vụ đẹp nhất năm 2012, trị giá 128 triệu USD. Khi tiếp nhận, tập đoàn Nhật Bản chỉ gửi qua một giám đốc tài chính, một CEO, một giám đốc sản xuất, marketing. Toàn bộ nhân sự Diana cũ không thay đổi. Điều đáng lưu ý chỉ bằng một số thay đổi về kỹ thuật và tài chính, doanh thu sau ba năm của Diana tăng 3,6 lần, con số quá đặc biệt.
Tôi tự đặt ra câu hỏi tại sao cũng những nhân sự đó, lãnh đạo đó, khi chưa có yếu tố nước ngoài lại làm ra lợi nhuận kém hơn nhiều? Từ đó tôi rút ra mấy điều, thứ nhất khi lương đều được tăng, siết lại thang lương sát thực tiễn hơn, tùy theo đóng góp của từng bộ phận. Thứ hai, có một điều tự mình thấy hơi đau lòng, dường như có người lãnh đạo nước ngoài vào nhân viên nghe lời hơn. Nhà xưởng rất ngăn nắp, sạch sẽ, biến đổi hoàn toàn, dù ngày xưa mình cũng áp dụng quy trình y như thế. Dường như người Việt Nam có máu nô lệ!”.
Ông Cao Tiến Vị phân tích một “thuộc tính” xấu của các sếp: Đa số các sếp có tính không hài lòng vì họ nhiều trải nghiệm nên nhìn nhân viên chẳng bao giờ hài lòng. Nếu bạn đủ bản lãnh phải ngồi lại để nói chuyện với sếp xem vì sao không hài lòng. Còn chuyện săn bắt người tài thì họ sẽ đến rồi đi vì nhiều khi không phù hợp văn hóa. Chính những người tự đào tạo mới hiểu công việc, hiểu đặc thù văn hóa để gắn bó doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự phải làm công tác tư tưởng để các giám đốc bộ phận cùng tham gia thì quản trị nhân sự mới thành công.
“Ngày xưa khi công ty còn nhỏ tôi quan tâm được đến mọi người, giờ công ty lớn mạnh, tôi không thể hiểu hết mọi người. Cấp quản lý của tôi lại có nhiều người mới vào, không hiểu rõ văn hóa công ty và những người cũ. Phải được đào tạo lại, thảo luận cùng nhau để đem lại cái mới cho toàn hệ thống. Tôi nghiêng về đào tạo kỹ năng mềm, áp dụng theo phương pháp 7/3, công ty bỏ 70% chi phí, nhân viên bỏ 30%, nếu ai học giỏi được thưởng thêm. Còn học đào tạo nhân tài qua online là bài toán mà Việt Nam phải mất nhiều thời gian mới làm quen được, vì cần sự kiên nhẫn và tính tự giác rất cao”, ông Vị cho biết.
Ông Đỗ Thành Năm thì chia sẻ kinh nghiệm cụ thể: “Để tuyển người giỏi trong ngành cơ khí và xây dựng vừa cần giỏi về quản lý và kỹ thuật, tôi để xuất những người học MBA giỏi về kỹ thuật. bên cạnh đó là mời lãnh đạo đầu ngành tiến cử những đệ tử, từ đó có được người giỏi”. Tìm người tài phải biết nguồn từ đâu. Khách hàng là tài sản của doanh nghiệp, đừng biến khách hàng thành tài sản của một vài người trong công ty, như thế khi người tài ra đi bạn sẽ dễ bị động. Nếu nhân tài là người thực sự quan trọng thì phải biến họ thành cổ đông của công ty”.
Nguồn KIM YẾN – BIZLIVE.VN

Friday, September 4, 2015

Hội thảo thu hút, giữ chân nhân tài và phát triển đội ngũ kế thừa trong doanh nghiệp

hoi-thao-thu-hut-nhan-tai

Thời gian:  08h00 - 12h00, thứ 6, ngày 18/09/2015
Địa điểm:   Trung tâm hội nghị 272, số 272 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh


--------- BẢN ĐỒ ----------------------------------------------------------------------------------------------------



--------- NỘI DUNG SỰ KIỆN -----------------------------------------------------------------------------------
Nguồn nhân lực quyết định sự thành công hoặc thất bại của Doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và quản lý đội ngũ nhân lực phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó công tác hoạch định kế thừa sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định và phát triển.
Cùng trường SAM gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhân sự tại hội thảo “Thu hút, giữ chân nhân tài và phát triển đội ngũ kế thừa trong doanh nghiệp”.
Tại hội thảo các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề quản lý nhân tài và phát triển đội ngũ kế thừa cho doanh nghiệp.

--------- DIỄN GIẢ --------------------------------------------------------------------------------------------------
image001
image002

--------- CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ------------------------------------------------------------------------
8:00 – 8:30   Đón Khách
8h30 - 9h00  Khai mạc
9h00 – 9h10 Phát biểu của nhà trường
9h10 – 10h15 Diễn giả  và các vị trong chủ tọa đoàn chia sẻ việc quản trị nhân tài & phát triển đội
ngũ kế nhiệm
  • Xu thế các DN ngày nay hướng đến việc Quản trị nhân tài và phát triển đội ngũ kế nhiệm
  • Tại sao tuyển được người giỏi mà không giữ được họ
  • Chính sách giữ người như thế nào phù hợp
  • Phân biệt giữa Đào tạo & phát triển nguồn nhân lực trong quản lý nhân tài.
- Tiến trình phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp:Quy hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân.
Quy hoạch phát triển đội ngũ kế nhiệm
  • Các công cụ để xây dựng lộ trình phát triển nhân viên
  • Mối liên hệ giữa nhu cầu cá nhân & nhu cầu tổ chức trong định hướng nghề nghiệp.
  • Hai tiêu chuẩn để chọn người kế nhiệm:
- Tiêu chuẩn 1: Hiệu quả làm việc. - Tiêu chuẩn 2: Tiềm năng lãnh đạo.
10h15-10h30 Giải lao & Game show mini
10h30-11h30 Thảo luận
  • Chia sẽ kinh nghiệm của các doanh nghiệp
  • Điều phối thảo luận giữa diễn giả và đại diện các doanh nghiệp.
  • Giải đáp các câu hỏi của khách mời
11h30–11h45
  • Ký kết các hợp đồng đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp
  • Phát biểu của đơn vị doanh nghiệp
  • Phát biểu bế mạc - cảm ơn
Từ 11h45 Bế mạc và tiễn khách

--------- ĐĂNG KÝ THAM DỰ ----------------------------------------------------------------------------------