Subscribe:

Ads 468x60px

Thursday, December 17, 2015

Tổ trưởng sản xuất trong quản trị sản xuất

Sản xuất là ngành nghề trụ cột của nền kinh tế của một quốc gia. Để phát triển bền vững thì sản xuất chính là mấu chốt cho câu hỏi đó. Vậy sản xuất là làm gì?
Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.
Bộ phận sản xuất nắm giữ vai trò nòng cốt đối với việc sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường của Doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người quản lý sản xuất không chỉ nắm vững kỹ thuật chuyên môn mà còn phải điều hành và quản lý công việc có hệ thống mới đạt được hiệu quả trong công việc. Do đó, ngày nay các Doanh nghiệp đều chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ Tổ trưởng sản xuất, Giám sát… đặc biệt là đội ngũ đi lên từ những lao động có tay nghề cao nhưng lại thiếu kỹ năng quản lý.

Tại sao cần quản trị sản xuất

Bạn đang là chủ doanh nghiệp hay chủ của một cơ sở sản xuất nhỏ hay bạn đang có những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Điều đó chắc chắn rằng bạn đã nghe hoặc biết đến hoặc biết rất rõ về khái niệm quản trị sản xuất và tầm quan trọng của nó. Vậy tại sao bạn cần phải quản trị sản xuất.
- Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
- Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
pdm-large
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh của mình. Kinh doanh điều quan trọng và tạo được ưu thế cạnh tranh nhất đó là giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này việc đầu tiên quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Và đó cũng chính là vai trò của quản trị sản xuất cũng như là nhà quản trị lĩnh vực quản trị sản xuất.
Có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của Doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho Doanh nghiệp. Ngược lại, nếu quản trị không tốt sẽ làm cho Doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.

Khóa học quản lý sản xuất

Bao gồm các chương trình đào tạo được tâm đắc nhất tại SAM, là thế mạnh trong đào tạo của SAM nhằm giúp các cấp quản lý từ cấp cao đến các cấp quản lý như Quản đốc, Tổ trưởng …trong Doanh nghiệp có được những cách nhìn nhận toàn diện về phương thức quản lý, vận hành hiệu quả, từ đó giúp Doanh nghiệp có sự phát triển ổn định, bền vững, tăng khả năng cạnh tranh.

0 comments:

Post a Comment